Để xem tử vi cần rất nhiều yếu tố, người luận giải phải hết sức tinh tế xem xét trong mọi trường hợp có thể và phải dè dặt, suy nghĩ kĩ càng khi đưa ra đáp án. Dưới đây là một số những lưu ý khi luận giải một lá số tử vi.
Table of Contents
Xem lá số đọc vị vận mệnh
Từ xa xưa đến nay, chúng ta thường thấy các bậc cha ông, khi có con cháu mới sinh thường hay lập lá số. Luận bàn về cuộc đời đứa trẻ sau này sẽ như thế nào: Có làm quan hay không, có làm thương gia hay không và là tiểu thương hay thương nhân lớn, hay là người bình thường, chỉ làm nghề chuyên môn, số này có những vận hạn ra sao, số sướng khổ thế nào.
Một bậc thầy lá số giỏi, khi luận giải tử vi cho người thuận duyên trên con đường quan trường thì mức độ đạt được ở tầm nào. Bởi có những người tham vọng, khi đi quá giới hạn thì chỉ gánh thêm chướng họa. Nếu số mệnh mà không làm lớn, thì cố quá sẽ chỉ tốn tâm sức, tiền bạc…
Tiếp đến, người số lộc buôn bán thì kinh doanh mới dư giả, mở doanh nghiệp hoặc mở những cơ sở kinh doanh. Nếu cung lộc vượng ở mức trung bình, kinh doanh ở mức độ vừa phải, thì cuộc đời và gia đình đều tốt đẹp, nhưng khi làm lớn lên, thì lại gặp nhiều thua lỗ, ngập trong nợ nần. Đây là kiểu điển hình cho việc cố đấm ăn xôi, làm quá số mệnh của mình, đó là người không biết mệnh mình hay ứng vào câu nói “ở đời phải biết mình là ai”!
Có những người số mệnh không thể làm quản lý, không có lộc làm thương nhân, những lá số cho biết có năng khiếu thiên bẩm về nghệ thuật, thì theo ngành nghệ thuật cũng rất giàu, có thiên bẩm về y học thì làm bác sĩ rất giỏi và mát tay…
Những lưu ý khi xem lá số tử vi
1. Yếu tố Thuận lý – Nghịch lý
Thuận lý hay nghịch lý giữa năm sinh với tháng sinh, giữa ngày sinh với giới sinh
Thí dụ:Năm sinh thuộc âm, tháng sinh cũng thuộc âm là thuận, ngày sinh thuộc dương, tháng sinh lại thuộc âm là nghịch. Nếu năm sinh, tháng sinh, ngày sinh và giờ sinh đều thuộc dương cả hay âm thì rất tốt.
2. Tương sinh – Tương khắc
Tương sinh hay tương khắc giữa năm sinh với tháng sinh, giữa ngày sinh với giờ sinh
Thí dụ:Năm sinh thuộc Mộc, tháng sinh thuộc Hỏa là năm tháng tương sinh. Ngày sinh thuộc Thủy, giờ sinh thuộc Hỏa là ngày, giờ tương khắc. Nếu năm sinh tháng, tháng sinh ngày, ngày sinh giờ, như năm thuộc Hỏa sinh tháng thuộc Thổ, tháng thuộc Thổ sinh ngày thuộc Kim, ngày thuộc Kim sinh giờ thuộc Thủy, như vậy số rất qúy.
3. Tương hợp – Tương phá
Hợp hay phá giữa năm sinh với tháng sinh, giữa ngày sinh với giờ sinh. Cần phải xem Can, Chi của năm, tháng và ngày giờ.
4. Bản Mệnh – Cục
Tương sinh hay tương khắc giữa Bản Mệnh và cục
Thí dụ:Kim Mệnh, Thủy Cục là tương sinh, vì Kim sinh Thủy. Nếu ngược lại, Cục sinh Bản Mệnh, như Kim Mệnh, Thổ Cục, cũng được tốt đẹp, nhưng không bằng Bản Mệnh sinh Cục. Bản Mệnh khắc Cục: rất xấu dù toàn thể lá số có tốt chăng nữa, độ số cũng bị chiết giảm một phần.
Tương quan giữa hành của bản Mệnh và hành của Cục
Cục có nghĩa là cách cục, hay còn gọi là cuộc, là cái thế cuộc mà ta đang sống – hay nói đúng hơn chính là cái môi sinh mà bản mệnh ta đang ngụp lặn trong đó.
a. Hành Cục sinh Mệnh
Ví dụ: Mệnh Thổ, Hỏa Lục Cục, Hỏa sinh Thổ, người được hoàn cảnh ưu đãi, để gặp may may mắn, để thuận lợi.
b. Mệnh Cục tương hòa
Thí dụ: Thổ Mệnh, Thổ ngũ Cục: người để hòa mình với hoàn cảnh, với đời sống bên ngoài.
c. Mệnh sinh Cục
Thí dụ: Thổ mệnh, Kim tứ cục: thổ sinh kim, người phải sinh cho môi sinh tức là vất vả, hay làm lợi cho thiên hạ.
d. Mệnh khắc Cục
Thí dụ: Thổ Mệnh, Thủy nhị Cục, Thổ khắc thủy, cuộc đời có nhiều trở ngại, hay làm hỏng đại sự, thành công trong nghị lực.
e. Cục khắc Mệnh
Thí dụ: Thổ Mệnh, Mộc tam Cục Mộc Khắc Thổ: đang thương, người hay bị môi sinh không thích hợp với mình, sự thành công nếu có đòi hỏi phải trải qua gian khổ.
5. Năm sinh – Cung Mệnh
Thuận lý hay nghịch lý giữa năm sinh và cung an Mệnh
Thí dụ: Sinh năm Tý thuộc Dương, an Mệnh tại cung Dần cũng thuộc Dương là thuận lý.
6. Chính tinh cung Mệnh
Chính diệu thủ Mệnh (các sao thuộc Tử Vi tinh hệ và Thiên Phủ tinh hệ)
– Miếu địa – Vượng địa – Đắc địa – Bình hòa – Hãm địa
– Có hợp Mệnh không, Sinh Mệnh hay Khắc Mệnh.
Nếu cung an Mệnh không có Chính diệu, gọi là Mệnh vô Chính diệu, cần phải xem đến Chính diệu xung chiếu và trung tinh bàng tinh tọa thủ, hội hợp.
Thí dụ: Kim Mệnh, Chính diệu thủ Mệnh, cũng thuộc Kim là hợp. Kim Mệnh, Chính diệu thủ Mệnh thuộc Thổ là Chính diệu sinh Mệnh rất tốt. Nếu ngược lại, Kim Mệnh, Chính diệu thủ Mệnh thuộc Thủy là Mệnh sinh Chính diệu, rất xấu. Kim Mệnh. Chính diệu thủ Mệnh thuộc Hỏa là Mệnh khắc Chính diệu, lại càng xấu hơn nữa.
7. Cung Mệnh – Cung Thân
Tốt hay xấu của Mệnh và Thân. Cân nhắc xem cung an Mệnh và cung an Thân, để biết cung nào tốt cung nào xấu.
8. Cung Phúc Đức
Tốt hay xấu của Phúc Đức. Xem cung Phúc Đức có nhiều sao tốt hay có nhiều sao xấu.
9. Chính tinh các cung
Vị trí của các Chính diệu trên 12 cung: Miếu địa? Vượng địa? Đắc địa? Hãm địa? Có đúng chỗ không?
(Tài tinh ở cung Tài, Qúy tinh ở cung Quan, Phúc tinh ở cung Phúc,… Thế là đúng chỗ).
10. Tứ Hóa
Vị trí của Tứ Hóa trên 12 cung: Có được việc không?
(Hóa Quyền ở cung Quan, Hóa Lộc ở cung Tài,… Thế là được việc).
11. Lục Sát
Vị trí của Lục Sát (Kình, Đà, Hỏa, Linh, Không, Kiếp) trên 12 cung
12. Vận hạn
Đại hạn mười năm vận hành trên 12 cung. Xem lần lượt từng đại hạn một, để biết đại hạn nào tốt, đại hạn nào xấu.