Tết Đoan Ngọ hay còn gọi là Tết diệt sâu bọ, hằng năm vào ngày 5/5 âm lịch là ngày thể hiện mong muốn xua tan xui xẻo, đón nhận may mắn. Tết đoan ngọ là một ngày lễ rất đặc biệt và được nhiều người coi trọng. vào ngày Tết đoan ngọ thường diễn ra nhiều phong tục tập quán tốt đẹp, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Cùng tìm hiểu thêm về ngày lễ tết đặc biệt này cũng như diễn ra trong năm như thế nào nhé!
Table of Contents
Tết Đoan Ngọ là ngày mấy? Nguồn Gốc Và Ý Nghĩa.
Nguồn gốc ý nghĩa
Tết Đoan Ngọ là một trong những lễ Tết lớn của nước ta, diễn ra vào ngày mùng 5/5 âm lịch hằng năm, hay còn gọi là tết đoan dương hoặc Tết Giết sâu bọ. Theo quan niệm xưa thì vào những ngày này sâu, bọ, giun, côn trùng bên trong hệ tiêu hóa sinh sôi phát triển nguy hại cho sức khỏe vì vậy chúng ta cần tiêu diệt chúng.
Đây được xem như một lễ Tết lớn của nước ta, mang nhiều ý nghĩa văn hóa phong phú. Tết đoan ngọ không chỉ có mặt ở Việt nam hay Trung Quốc mà còn có mặt ở các nước Triều Tiên, Hàn Quốc. Đó là lý do tết đoan ngọ là một ngày tết lớn Á Đông gắn liền với quan niệm về sự tuần hoàn của thời tiết trong năm.
Để tưởng nhớ, dân chúng đã ngày Tết Đoan Ngọ là ngày “Tết diệt sâu bọ” và đây cũng là dịp để thờ cúng tổ tiên được lưu truyền tới ngày nay. Mặt khác, gọi là tết đoan ngọ là tết diệt sâu bộ vì trong giai đoạn chuyển mùa, chuyển tiết, dịch bệnh dễ phát sinh. Lễ cúng như một cách để trừ diệt “sâu bọ” xua đuổi bệnh tật.
Tết Đoan Ngọ là ngày mấy?
Ngày Tết Đoan Ngọ là ngày mùng 5/5 âm lịch hằng năm. Và thường rơi vào khoảng giữa tháng 6 dương lịch.
Cách Cúng Tết Đoan Ngọ Đúng Chuẩn Phong Tục Việt
Trong từ ghép Hán Việt, Đoan có nghĩa khởi đầu, Ngọ là chỉ giờ Ngọ, tức trong khung giờ từ 11 giờ sáng cho đến 1 giờ chiều. Do đó, đây chính là thời điểm thích hợp nhất để bày mâm lễ cúng tết Đoan Ngọ mùng 5/5.
Lễ vật cúng tết Đoan Ngọ 5/5 ở miền Bắc
Chè xôi các loại.
Hoa quả: chuối, xoài, mận, đào, sấu, vải…
Cơm nếp.
Chè
Các loại bánh ú, bánh tro.
Nước lọc.
Rượu nếp cẩm.
Vàng mã…
Lễ vật cúng tết Đoan Ngọ 5/5 trong miền Nam
Cơm nếp nước đường.
Rượu nếp vò viên tròn
Hoa quả đa dạng các loại.
Bánh tro, bánh ú.
Xôi đậu.
Chè trôi nước, chè kê.
Vịt quay, heo quay…
Vàng mã…
Song song đó, trên bàn lễ gia tiên, cần có
Mâm cơm chay.
Bánh chay.
Xôi đậu.
Mâm nhỏ chứa hoa quả ngũ sắc có thêm 9 bông hoa đồng tiền đỏ cài lên.
3 chén rượu pha màu đỏ, trắng, vàng.
Vàng lá, vàng thỏi.
9 nén nhang trầm hương sạch
9 ngọn nến.
Tùy vào mỗi vùng miền mà có thêm một lư xông Trầm nụ để tăng thêm tính trang trọng trong mâm cỗ và mang lại sự thoải mái, an yên.
Ngày nay việc sử dụng các sản phẩm nhang nụ sạch được rất nhiều khách hàng lựa chọn bởi không chỉ mang lại hương thơm dễ chịu, ngọt thanh sang trọng mà còn an toàn cho sức khỏe người sử dụng và mang lại nhiều năng lượng trong phong thủy tâm linh. Sử dụng nhang trầm cũng phần nào thể hiện lòng thành kính của con cháu đối với các bậc thần linh, bề trên.
Những tục lệ thú vị trong ngày tết Đoan Ngọ có thể bạn chưa biết
Không chỉ mang ý nghĩa đơn thuần là ngày diệt trừ, xua đuổi sâu bọ. Mà các nghi thức trong ngày tết Đoan Ngọ còn được người Việt lưu truyền và gìn giữ cho đến ngày nay.
Vào những ngày này, trẻ con, người già, người trẻ sẽ thực hiện nghi thức đánh dấu cho sự thay đổi tiết mới trong năm bằng hàng loạt phong tục:
Treo bùa ngãi trừ tà.
Đi sêu (con rể mang lễ đến bố mẹ vợ) học trò đi lễ thầy cô, lễ thầy lang (tạ ơn chữa bệnh).
Nhuộm móng tay móng chân.
Tắm nước lá mùi, khảo cây lấy quả: lá ổi, lá vằng, lá chanh…
Tắm tiên: tắm vào sáng sớm lúc mặt trời chưa lên để gột rửa xui xẻo, cầu bình an cho gia đình.
Hái thuốc vào giờ Ngọ (đinh lăng, lá mùi, ngải cứu) phơi khô dùng chữa bệnh…
Thưởng một chút hương trầm cùng ăn những món ngon thơm mùa nếp mới, uống rượu, thưởng thức các loại đặc sản trái cây vào mùa trên tinh thần gắn kết, đoàn viên gia đình…
Bài Văn Khấn Cúng Tết Đoan Ngọ
Tương tự như nghi thức khấn văn tết đoan ngọ trong nhà, gia chủ phải đốt 9 ngọn nến, thắp 9 nén nhang hương trầm, quỳ lạy 9 lạy và đọc nội dung bài văn đã được chuẩn bị bên dưới:
Tín chủ chúng con xin trấn minh nhất tam quy mệnh lễ.
Con xin kính lạy Tứ Đức Thánh Mẫu.
Con xin kính lạy Tứ Hải Long Vương, Táo Quân
Chúng con xin kính lạy, Tản Viên Sơn Thánh Đô Đại Thành Hoàng.
Chúng con kính lạy Sơn thần, Thổ địa, Thổ kỳ
Chúng con kính mời chư vị thần tiên, hạ đàn chứng lễ.
Hôm nay là ngày mùng 5 tháng 5 tức là ngày tết Đoan ngọ, giữa thiên địa minh chứng tín chúng con nhất tâm chuẩn bị lễ vật, nhanh đèn, tiền vàng cung thỉnh tấu sớ kính trình lên Ngọc Hoàng Thượng đế cùng các vị chư tiên. Kính mời các ngài hãy khai ân minh xét cho cõi trần được giải thoát mọi kiếp nạn, mùa màng được tươi tốt, được ban cho tài lộc, phúc lộc, vạn sự hanh thông như ý nguyện.
Cầu xin Ngọc Hoàng Đại Đế và thần tiên cùng chư ngài khai ân phù hộ độ trì linh hồn gia tiên nội ngoại họ hưởng đặc ân của Thượng Đế, được lên thiên giới hưởng đại phúc đại lộc.
Chúng con tâm thành kính nguyện cho thế giới: cầu phúc phúc lai, cầu tài tài đến, cầu lộc lộc tồn, cầu đức đức thịnh, hương biến tam giới thấu cửu trùng thiên.
Nguyện cho toàn cõi chúng sinh đều được hưởng ân huệ của Ngọc Hoàng thượng đế.
Xin đa tạ những ngày tháng năm vĩ đại mà các đấng thần linh đã phù hộ cho gia đình chúng con. (Lặp đi lặp lại 3 lần)
Những Lưu Ý Trong Ngày Tết Đoan Ngọ mùng 5/5
Lễ cúng đoan ngọ nên diễn ra vào giờ chính ngọ (12 giờ trưa) ngày 5/5 âm lịch.
Trong ngày 5/5 không nên để giày dép lộn xộn vì dễ dẫn dụ tà khí vào nhà.
Trong ngày này không nên mua các vật phẩm có hình thù kì quái, tránh dừng chân ở những nơi u ám như nhà hoàng, miếu đình hoang, không nên đánh rơi tiền…
Không nên làm rơi tiền bạc hay ví trong Tết Đoan Ngọ vì chẳng khác gì bạn để rơi mất tài lộc, tài vận ắt đi xuống.
Theo phong thủy, không nên chọn phòng đầu tiên hoặc cuối cùng ở hành lang khi ở khách sạn, nhà nghỉ vì có vị trí dễ hút nguồn năng lượng tiêu cực, không tốt cho sức khỏe.
Kết Luận:
Bài viết trên chúng tôi đã đưa ra một số kiến thức về Cách cúng Tết Đoan Ngọ những lưu ý và những vật lễ cần chuẩn bị sao cho thể hiện được hết sự trang trọng. Mỗi vùng miền sẽ có những cách bày trí và lễ vật khác nhau. Tuy nhiên cũng vẫn sẽ giữ được trọn nét phong tục tập quán của người Việt từ lâu đời nay. Hy vọng qua bài viết này quý độc giả sẽ có thêm nguồn kiến thức hữu ích cho mình. Kính chúc quý độc giả sức khỏe và bình an.
Discussion about this post