Câu nói quen thuộc trong phong thủy thường thấy là Lưỡng Nghi sinh Tứ Tượng, Tứ Tượng sinh Bát Quái. Câu nói này thể hiện sự tương quan giữa đất trời trong phong thủy số học. Nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về ý nghĩa của tứ tượng. Hãy cũng xemngaytot.vn tìm hiểu về 5 ý nghĩa của tứ tượng trong phong thủy.
Table of Contents
1. Tứ tượng là gì?
Bốn thần thú đại diện cho bốn phương trong thần thoại và văn hóa Trung Hoa được gọi là tứ tượng. Tứ tượng còn chỉ bốn bộ trong khoa học phong thủy Đông Phương, thiên văn, triết học. Chúng gồm Thanh Long ở phương Đông, Bạch Hổ ở phương Tây, Chu Tước ở phương Nam và Huyền Vũ ở phương Bắc. Tứ tượng còn được gọi là Tứ Thần, Tứ Thánh hoặc Thiên Chi Tứ Linh.
Mỗi thần thú sẽ cai quản một phương và gắn với một sắc màu chính. Hơn nữa, chúng còn có thể đại diện cho các phương diện khác như các đức tính, các mùa trong năm, các nguyên tố trong Ngũ Hành. Ý nghĩa của tứ tượng là về tôn giáo và tâm linh và phổ biến ở các đất nước vùng văn hóa Đông Á.
Từ khi Đạo giáo dần phát triển và thành hình thì Tứ Tượng cũng được đặt tên riêng như Thanh Long gọi là Mạnh Chương, Chu Tước được gọi là Lăng Quang, Bạch Hổ được gọi là Giám Binh và Huyền Vũ được gọi là Chấp Bình.
Theo tương truyền, ngoài Tứ Tượng thì còn có thần thú thứ 5 được gọi là Hoàng Lân (kỳ lân có màu vàng). Thần thú này là linh thú có uy quyền tối cao, là đại chỉ huy của Tứ Tượng. Trong thuyết Âm- Dương, Tứ Tượng ứng với bốn phạm trù và giai đoạn biến đổi của vũ trụ đó là: Hư Vô sinh Thái Cực, Thái Cực sinh Lưỡng Nghi, Lưỡng Nghi sinh Tứ Tượng và cuối cùng là Tứ Tượng sinh Bát Quái.
2. Các thần thú trong tứ tượng
Thần thoại Trung Hoa cổ đại có bốn thần thú là Thanh Long, Bạch Hổ, Chu Tước và Huyền Vũ. Ý nghĩa của tứ tượng đối với từng loại thần thú cũng khác nhau. Bốn thần thú này tương ứng với bốn hướng chính là Đông, Tây, Nam, Bắc. Mỗi thần thú canh giữ 7 chòm sao trong thiên văn của Trung Hoa.
Thanh Long (hình tượng là Rồng Xanh)
Thanh Long còn được gọi là Thương Long. Theo Thiên Văn học Trung Hoa, Thanh Long là thần thú đứng đầu trong Tứ Tượng. Thần thú Thanh Long là một khái niệm rộng và được đề cập thường xuyên trong triết học, thuyết âm dương và thuyết phong thủy.
Thanh Long là linh vật thiêng liêng nhất trong tứ tượng. Theo phong thủy và thiên văn học, Thanh Long bao gồm 7 chòm sao phương Đông. Đó là sao Phòng, sao Tâm, sao Cơ, Sao Đê, sao Cang, sao Vĩ, sao Giác. Thần thú này có hình tượng là rồng có màu xanh, là màu sắc của hành Mộc ở phương Đông. Thanh Long là thần thú tượng trưng cho mùa xuân.
Thanh Long có sức mạnh tự nhiên là gỗ, tượng trưng cho sao Mộc – ngôi sao hùng mạnh và vĩ đại. Riêng bản thân rồng đã là loài vật tỏa ra sức mạnh lớn, bất khả chiến bại, được yểm trợ bởi sương mù và những đám mây.
Bạch Hổ (hình tượng là Hổ trắng)
Đứng ở vị trí thứ hai trong tứ tượng là Bạch Hổ. Thần thú này cũng có ảnh hưởng rất lớn và được đề cập rộng rãi trong triết học, âm dương và phong thủy.
Hình tượng của Bạch Hổ là hổ có màu trắng, là màu sắc của hành Kim ở phương Tây và tượng trưng cho mùa Thu. Chòm sao Bạch Hổ bao gồm 7 chòm sao ở Phương Tây. Đó là sao Sâm, sao Chủy, sao Tất, sao Mão, sao Vị, sao Lâu, sao Khuê.
Bạch Hổ có nhiều sức mạnh, khao khát nghênh chiến với mọi thách thức, và gắn với khát vọng chiến thắng, mùa nở hoa. Thần thú này gắn với chiến tranh, các binh lính đầu tiên chiến đấu tận cùng, vì nghĩa cử đối với quốc gia, dân tộc.
Xem thêm: Vật phẩm phong thuỷ dành cho tuổi Dần
Huyền Vũ (hình tượng là Rùa Rắn Đen)
Tên gọi khác của Huyền Vũ là Chân Võ đại đế, là một vị thần quan trọng trong tôn Đạo giáo. Huyền Vũ là một trong Tứ tượng của triết học Trung Hoa, thuyết âm dương, thuyết phong thủy và Thiên văn học.
Huyền Vũ là một thần thú màu đen huyền bí. Hình tượng của thần thú là hình ảnh con rắn quấn xung quanh con rùa màu đen. Màu này là màu của hành Thủy ở phương Bắc, tương ứng với mùa đông. Hành Thủy là hiện thân của sự trường thọ, ổn định và thông thái.
Theo thiên văn học Trung Hoa và phong thủy, Huyền Vũ bao gồm 7 chòm sao ở phương Bắc. Đó là sao Bích, sao Thất, sao Nguy, sao Hư, sao Nữ, sao Ngưu, sao Đẩu.
Chu Tước (hình tượng là Phượng hoàng lửa)
Chu Tước là thần thú mang hình tượng của các loài chim. Ở thời cổ đại, chu tước còn được gọi là Chu Điểu nghĩa là con chim màu đỏ. Thần thú này là thần thú cuối cùng của Tứ Tượng. Hình tượng của Chu Tước là loài chim sẻ có màu đỏ, mang màu sắc của hành Hỏa phương Nam, tượng trưng cho mùa hạ.
Trong thuyết âm dương, triết học và thiên văn học, Chu Tước bao gồm 7 chòm sao ở phương Nam. Đó là sao Chẩn, sao Dực, sao Trương, sao Tinh, sao Liễu, sao Quỷ, sao Tỉnh.
Sức mạnh của lửa rất ghê gớm, làm liên tưởng đến vua của các loài chim – Phượng Hoàng. Theo truyền thuyết, Phượng Hoàng là loài chim bất tử, sinh ra và lớn lên trong bão lửa, và sao Hỏa cũng thế. Chu Tước tượng trưng cho đam mê, tình yêu, sức mạnh và xung đột.
3. Ý nghĩa của tứ tượng
Ý nghĩa của tứ tượng trong phong thủy
Tứ Tượng được con người quan sát cùng với các tinh tú trong nhị thập bát tú. Ý nghĩa của tứ tượng khi quan sát chúng là theo dõi được sự chuyển động và vận hành của vũ trụ để xác định ngày xấu, ngày tốt và thời gian nhằm phục vụ cho việc canh tác mùa màng. Bên cạnh đó, ý nghĩa của tứ tượng còn là một công cụ dự đoán những biến động của thời tiết và xã hội, biến động về chính trị và kinh tế thời cổ đại.
Trong phong thủy, Tứ Tượng gồm bốn Thần thú là Thanh Long, Bạch Hổ, Huyền Vũ và Chu Tước. Bốn yếu tố này nếu được hội tụ với nhau sẽ tạo ra những địa thể đẹp. Dó đó, lúc chọn nơi đóng đô hay đặt doanh trại thì những nhà phong thủy nên tìm kiếm những nơi hài hòa giữa Tứ Tượng. Tức là những nơi nên chọn phải là nơi có sông ngòi, đất đai phì nhiêu, dễ dàng đón gió và nhận được vừa phải ánh ánh sáng mặt trời.
Tứ Tượng tượng trưng cho bốn mùa xuân hạ thu đông và bốn phương Đông Tây Nam Bắc. Nó cũng tượng trưng cho Tứ Đại Nguyên Tố của những truyền thuyết châu Âu:
- Nước màu xanh biển là Thanh Long
- Lửa màu đỏ là Chu Tước
- Gió màu trắng là Bạch Hổ
- Đất màu đen là Huyền Vũ
Ý nghĩa của tứ tượng trong dân gian
Ý nghĩa của tứ tượng trong dân gian là linh vật cai quản bốn phương. Tứ tượng giúp cho các vị thần có trách nhiệm quản lý và ban phước lành cho con người.
- Thanh Long: hộ mệnh sức mạnh và trông coi quân sự.
- Bạch Hổ: hộ mệnh uy quyền và trông coi biên cương.
- Chu Tước: hộ mệnh sự phát triển và trông coi năng lượng, ánh sáng.
- Huyền Vũ: hộ mệnh phúc lộc, may mắn và trông coi tuổi thọ.
Ngoài ý nghĩa trong phong thủy, tứ tượng còn được sử dụng khi lập thế trận trong quân sự. Các vị tướng quân sẽ phân chia thành tiền đội, hậu đội, hữu đội và tả đội.
Lời kết
Tứ tượng đóng vai trò rất quan trọng trong phong thủy. Nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về ý nghĩa của tứ tượng. Hiểu rõ ý nghĩa của tứ tượng có thể giúp bạn vận dụng vào cuộc sống hàng ngày. Giúp bạn gặp nhiều may mắn hơn trong cuộc sống.
Dương Cảm – Tổng hợp, Chỉnh sửa
(Nguồn tham khảo: vi.wikipedia.org, meeyland.com, ngocthachthao.vn)
Discussion about this post